Ngành hay nghề “trắc địa – bản đồ” sẽ làm những công việc gì? Môi trường làm việc ra sao và có thu thập hay triển vọng nghề nghiệp như thế nào? Là những câu hỏi đang được giới trẻ quan tâm trong việc định hướng nghề nghiệp của bản thân.
Tại thị trường lao động Việt Nam, người ta chưa có một con số thống kê một cách đầy đủ và tin cậy về ngành trắc địa bản đồ, cụ thể như: tốc độ tăng trưởng của ngành, số người hoạt động trong ngành, thu nhập bình quân/người trong ngành,…cũng như việc định nghĩa ngành nghề, phổ cập cũng chưa được các cấp chính quyền hay nhà trường quan tâm. Chính vì vậy việc chọn lựa ngành nghề phù hợp cho bản thân hay con em trong gia đình vẫn đang là vấn đề thách thức do chưa thật sự hiểu rõ thị trường cũng như triển vọng nghề nghiệp như thế nào trong tương lai.
Dưới đây, chúng tôi phát họa một khung tham khảo sơ bộ cho ngành trắc địa – bản đồ đề có cách nhìn toàn diện hơn cho ngành, cụ thể như sau:
1. Công việc trắc địa phổ thông sẽ làm những công việc gì?
– Chọn điểm tham chiếu và sau đó xác định vị trí chính xác của những mốc quan trọng trong khu vực khảo sát bằng cách sử dụng thiết bị đặc biệt
– Thành lập đường ranh giới của đất và nước
– Nghiên cứu hồ sơ đất đai và các nguồn thông tin khác
– Ghi lại kết quả của khảo sát và xác minh tính chính xác của dữ liệu
– Chuẩn bị bản vẽ, bản đồ, và các báo cáo
– Làm việc với các nhà vẽ bản đồ, kiến trúc sư, và các nhà quản lý xây dựng
– Trình bày kết quả cho khách hàng, cơ quan chính phủ, và những người khác
– Viết mô tả về đất liên quan đến chứng từ khế ước, cho thuê, và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
– Cung cấp lời khai chuyên môn tại tòa án liên quan đến công việc của họ hoặc của nhân viên điều tra khác.
2. Công việc của Kỹ sư trắc địa:
– Công việc của kỹ sữ trắc địa là hướng dẫn cho các dự án xây dựng và phát triển, cung cấp thông tin cần thiết cho việc mua bán bất động sản. Bất cứ khi nào bất động sản được mua hoặc bán, nó cần phải được khảo sát cho các mục đích hợp pháp.
– Trong xây dựng, kỹ sư trắc địa xác định vị trí chính xác của đường giao thông, các tòa nhà và độ sâu thích hợp cho nền móng so với mặt đường.
– Trong công việc, kỹ sư trắc địa sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS), hệ thống vệ tinh để định vị điểm tham chiếu với một độ chính xác theo yêu cầu của dự án. Họ giải thích và kiểm tra kết quả GPS. Họ thu thập các dữ liệu để đưa vào một hệ thống thông tin địa lý (GIS), sau đó được sử dụng để tạo ra các bản đồ chi tiết.
– Kỹ sư trắc địa thực hiện việc đo đạc với một nhóm, thường bao gồm một kỹ sư trắc địa được cấp phép và những kỹ thuật viên khảo sát được đào tạo. Người phụ trách của nhóm (gọi là trưởng nhóm) có thể là một kỹ sư trắc địa hoặc một kỹ thuật viên khảo sát cấp cao.
– Một số kỹ sư trắc địa làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn để khảo sát đặc điểm của Trái Đất như:
+ Sử dụng các kỹ thuật có độ chính xác cao, trong đó có vệ tinh quan sát, đo lường khu vực rộng lớn của bề mặt trái đất.
+ Đánh dấu các điểm thăm dò dưới bề mặt trái đất, thường là để tìm kiếm dầu khí.
+ Khảo sát cảng biển, sông để xác định bờ biển, địa hình đáy, độ sâu của nước.
3. Môi trường làm việc
– Công việc khảo sát bao gồm cả công việc thực địa lẫn nội nghiệp (làm việc trong văn phòng/tại nhà):
+ Công việc thực địa liên quan đến lĩnh vực làm việc ngoài trời, có thể đứng trong thời gian dài, và đi bộ ở khoảng cách đáng kể. Kỹ sư trắc địa đôi khi phải leo lên ngọn đồi với những dụng cụ và thiết bị khá nặng. Khi làm việc bên ngoài, họ phải tiếp xúc với tất cả các loại thời tiết, và họ có thể cần phải dừng công việc trong thời tiết xấu.
+ Kỹ sư trắc địa cũng làm nhiều công việc nội nghiệp, bao gồm cả nghiên cứu hồ sơ đất đai, phân tích dữ liệu khảo sát thực địa, lập bản đồ, trình bày thông tin cho cơ quan quản lý, và cung cấp lời khai chuyên gia trong các tòa án theo quy định của pháp luật.
– Đôi khi các chuyến công tác xa là một phần của công việc, và kỹ sư trắc địa có thể đi làm xa hoặc ở lại tại các địa điểm dự án cho một khoảng thời gian.
4. Cần làm gì để trở thành kỹ sư trắc địa
Hiện nay ở Việt Nam có các trường đại học đào tạo kỹ sư trắc địa như: Đại học Mỏ địa chất Hà Nội, Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Đại học Giao thông vận tải Hà Nội, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (chuyên ngành bản đồ viễn thám & GIS tại khoa Địa lý), Học viện Kỹ thuật Quân sự, Đại học Xây dựng (chuyên ngành Kĩ thuật Trắc địa).
Ngoài ra còn một số trường đại học, cao đẳng và trung cấp khác cũng có đào tạo ngành học này. Tuy nhiên vần đề chất lượng sau khi ra trường vẫn còn là vấn đề lớn cần được quan tâm hơn nữa.
Cần phải làm gì để được cấp phép hành nghề
– Kỹ sư trắc địa không được cấp phép có thể làm việc như kỹ thuật viên khảo sát, nhưng họ phải làm việc dưới sự giám sát của một kỹ sư trắc địa được cấp giấy phép.
– Kỹ sư trắc địa phải được cấp giấy phép hành nghề trước khi họ có thể chứng nhận giấy tờ pháp lý hoặc đo đạc cho các dự án xây dựng. Giấy phép hành nghề đòi hỏi phải có một số năm kinh nghiệm làm việc dưới sự chỉ đạo của kỹ sư trắc địa được cấp phép. Thường mất khoảng 3-5 năm kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp.
– Các điều kiện để được sở xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề:
Tham khảo thêm chứng chỉ ngành nghề
Triển vọng nghề nghiệp của Kỹ sư trắc địa
Ở Mỹ theo thống kê của Bộ lao động đã xác định ngành trắc địa nói riêng, ngành công nghệ không gian địa lý (Geospatial) là một trong 14 ngành công nghiệp công nghệ “tăng trưởng cao” cùng với công nghệ sinh học, công nghệ nano và các ngành khác. Tính đến năm 2010, Cơ quan Quản lý Việc làm và Đào tạo Hoa Kỳ đang đầu tư $ 260,000,000 thông qua sáng kiến WIRED (Phát triển Lực lượng Lao động trong Phát triển Kinh tế Khu vực) để thúc đẩy môi trường ngành địa lý được trả lương cao.
Nguồn dữ liệu: Cục Thống kê Lao động, Bộ Lao động Hoa Kỳ, Sổ tay Hướng nghiệp cho Người lao động, Bản phát hành 2012-2013.
Biểu đồ này cho thấy các thông tin sau (số lao động được sử dụng, mức lương trung bình hàng năm và triển vọng công việc dự kiến) cho bốn chuyên ngành liên quan đế GIS: Surveyors, Surveying and Mapping Technician, Cartographers and Photogrammetrists, và Geographers.
Mức tăng trưởng việc làm trung bình của Mỹ là khoảng 12%. Tất cả các ngành nghề được liệt kê trên biểu đồ này đều có tỷ lệ phần trăm vượt đáng kể.
Hình ảnh này cũng bao gồm trích dẫn từ Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ: “Những tiến bộ gần đây trong công nghệ lập bản đồ đã dẫn tới việc sử dụng mới cho các bản đồ và cần nhiều dữ liệu hơn để xây dựng bản đồ”.
Nhìn lại tại thị trường lao động Việt Nam, chúng ta vẫn chưa có một con số thống kê cho ngành nghề này. Nhưng tương tự thế, các ứng viên có thể tìm hiểu ngành ở một số trang web đáng tin cậy khác (web đào tạo của một số trường đại học, cao đẳng, trung cấp; các cổng thông tin tuyển dụng vị trí kỹ sư, kỹ thuật viên trắc địa,…) để hình dung được lộ trình đào tạo và phát triển nghề nghiệp của bản thân.