Sự phát sinh và phát triển của ngành trắc địa gắn liền với sự phát triển của khoa học và đời sống.
Cách đây khoảng 3.000 năm trước Công nguyên, người Ai Cập thường phải “phân chia đất đai” giữa các bộï tộc sau các trận lũ của sông Nil. Thuật ngữ “trắc địa” tức “phân chia đất đai” được ra đời từ đấy.
Sau Ai Cập, Cổ Hi Lạp có nền văn hoá phát triển mạnh. Khoảng 300 năm trước Công nguyên, nhà thiên văn học Eratosten đã cho rằng quả đất có dạng hình cầu, và đo được độ dài cung kinh tuyến.
Thế kỷ thứ 13, Trung quốc đã tìm ra la bàn và ứng dụng la bàn vào việc thành lập bản đồ hàng hải bằng phương pháp sao hoả tâm.
Thế kỷ thứ 16, nhà bản đồ học Mecartor đã tìm ra phép chiếu phương vị ngang đồng góc để vẽ bản đồ.
Thế kỷ thứ 17, nhà bác học Vecnie đã phát minh ra du xích.
Thế kỷ thứ 18, nhà bác học Lambert đo được độ dài kinh tuyến qua Pari và đặt ra đơn vị độ dài đo là mét.
Thế kỷ 19, nhà toán học Gauss tìm ra phương pháp chiếu đồ mới.
Trải qua nhiều thời đại, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và nền sản xuất xã hội, khoa học trắc địa ngày càng phát triển. Những phát minh kính viễn vọng, logarit, tam giác lượng mặt cầu… đã tạo điều kiện vững chắc cho sự phát triển của khoa học trắc địa.
Trong những thập kỉ gần đây, những thành tựu mới về khoa học kĩ thuật đã làm cho khoa học trắc địa có bước phát triển mạnh: kỹ thuật thăm dò từ xa (viễn thám) đã cho phép thành lập bản đồ từ ảnh máy bay, ảnh vệ tinh. Nhiều nước công nghiệp phát triển đã chế tạo ra nhiều máy trắc địa có kích cỡ nhỏ, nhiều tính năng, có độ chính xác cao, sử dụng máy tính điện tử vào việc giải các bài toán trắc địa có khối lượng lớn v.v… là những thành tựu mới nhất của khoa học áp dụng trong trắc địa.
Sự phát triển ngành Trắc địa ở Việt Nam. Ở nước ta, ngành trắc địa đã phát triển từ lâu. Nhân dân ta từ thuở xưa đã áp dụng kiến thức trắc địa vào sản xuất, quốc phòng. Việc xây dựng các thành luỹ cổ như thành Cổ Loa, kinh đô Hoa Lư, việc mở mang đường sá, sông ngòi qua các thời đại đã chứng minh vể hiểu biết trắc địa của nhân dân ta. Đặc biệt dưới thời nhà Lê, năm 1467, vua Lê Thánh Tôn đã cho người đi khảo sát núi sông để lập bản đồ nước Đại Việt thời Hồng Đức.
Đầu thế kỷ 20, sau khi thôn tính và lập nền đô hộ, Pháp đã tiến hành công tác đo vẽ cho toàn bộ Đông Dương nhằm mục đích khai thác tối đa vùng đất này. Việc đo đạc được tiến hành có tổ chức, áp dụng các phương pháp đo khoa học và các máy móc có chất lượng cao. Những bản đồ, hồ sơ còn lưu trữ nói lên điề đó. Hiện nay những bản đồ, những số liệu đo đạc từ trước năm 1945 vẫn còn được dùng trong một số ngành.
Trong thời kháng chiến chống Pháp (1646-1954) công tác trắc địa chủ yếu phục vụ cho quân sự: như trắc địa pháo binh, công binh, trinh sát … Sau cuộc kháng chiến thành công, nhà nước Việt Nam ra đời năm 1959 đánh dấu một bước trưởng thành của ngành trắc địa Việt Nam.
Đội ngũ người làm công tác đo đạc và bản đồ nhà nước là cơ quan có chức năng tổ chức việc đo vẽ bản đồ toàn quốc các tỷ lệ, ban hành Quy phạm trắc địa và thống nhất công tác trắc địa trong cả nước.